Bảo đảm an toàn Hàng Hải
  • VN
    • VN Tiếng việt
    • VN Tiếng anh
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lĩnh vực hoạt động
    • Giá trị cốt lõi
    • Tầm nhìn & sứ mệnh
    • Lịch sử truyền thống
    • Sơ đồ tổ chức
  • Tin Tức
    • Bản Tin
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ
    • Báo hiệu hàng hải
    • Thủy đạc
    • Hoa tiêu hàng hải
    • Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải
    • Thông tin Khí tượng thuỷ văn
    • Dữ liệu AIS
  • Thông báo hàng hải
    • Quảng Ninh
    • Hải Phòng
    • Thái Bình
    • Nam Định
    • Thanh Hóa
    • Nghệ An
    • Hà Tĩnh
    • Quảng Bình
    • Quảng Trị
    • Thừa Thiên Huế
    • Đà Nẵng
    • Quảng Nam
    • Quảng Ngãi
    • Vùng biển khác
  • Thông tin công khai
    • Thông tin cơ bản và điều lệ
    • Báo cáo tài chính
    • Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện SXKD hàng năm
    • Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích
    • Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức
    • Kế hoạch Sản xuất kinh doanh hàng năm
    • Công khai bất thường
    • Các nội dung công khai khác
    • tPublic
  • Nội bộ
    • Văn phòng điện tử
    • Hệ thống quản lý chất lượng
    • Các quy định nội bộ
    • Hòm thư điện tử
  1. Trang chủ
  2. Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam: “VIẾT TIẾP BẢN HÙNG CA TRÊN BIỂN …”

Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam: “VIẾT TIẾP BẢN HÙNG CA TRÊN BIỂN …”

16/05/2025

Ngày 9/5/2025, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm, Ngày truyền thống Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam (15/5/1955-15/5/2025) và công bố quyết định của Bộ Xây dựng thành lập Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất hai Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.

Tham dự buổi lễ về phía Trung ương có đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Thứ trưởng bộ Xây dựng cùng các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các vụ, cục, các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các vụ, cục thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính;

Về phía lãnh đạo Thành phố Hải Phòng có đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ; Nguyễn Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND Thành phố cùng đại diện các sở, ban, ngành, cơ quan quản lý, các hiệp hội, các đối tác trong và ngoài nước;

Về phía Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam có đồng chí Phạm Quốc Súy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty; đồng chí Đồng Trung Kiên, Tổng giám đốc Tổng công ty cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng công ty các thời kỳ; các đồng chí trong Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thành viên Tổng công ty.

Đ/c Phạm Quốc Súy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty, phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc buổi Lễ, đồng chí Phạm Quốc Súy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty với tinh thành uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng biết ơn các thế hệ cán bộ công nhân viên ngành Bảo đảm an toàn hành hải và có những lời tri ân xúc động: “70 năm là dấu mốc quan trọng cho một chặng đường phát triển mới, đầy tự hào và khát vọng vươn mình. 70 năm qua đã có biết bao mồ hôi công sức, biết bao hy sinh thầm lặng của nhiều thế hệ đã viết lên trang sử vẻ vang của ngành Bảo đảm an toàn hàng hải. Đó là những ngày tháng gian truân trong chiến tranh khốc liệt, những "người lính nhà đèn” vừa bám biển giữ luồng, vừa cầm súng bảo vệ từng ngọn hải đăng, những "dũng sỹ rà phá thủy lôi” mở luồng cho những chuyến tàu tiếp tế với lời thề "Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng"; Đó là những gian truân, vất vả trong việc phục hồi, hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống đèn biển và báo hiệu hàng hải, mở rộng phạm vi quản lý và từng bước hội nhập quốc tế. Đó là những khó khăn, gian khổ nơi đầu sóng ngọn gió...

Các thế hệ cán bộ, người lao động của chúng ta, với tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá, lòng yêu nghề cháy bỏng đã viết nên những trang sử vàng, làm rạng danh ngành Bảo đảm an toàn hàng hải, khẳng định vị thế của Ngành trên bản đồ hàng hải khu vực và thế gới; góp phần xây dựng, phát triển đất nước và giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Uống nước nhớ nguồn, thế hệ chúng ta hôm nay xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc những cống hiến thầm lặng không quản ngại gian khó của các thế hệ cha anh đi trước …”

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam (15/5/1955-15/5/2025) được tái hiện bằng màn trình diễn nghệ thuật được dàn dựng công phu kết hợp giữa phim tài liệu, phóng sự tài liệu đan xen với các tiết mục âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, biểu diễn nghệ thuật đã tái hiện lại bản hùng ca 70 năm truyền thống ngành Bảo đảm an toàn hàng hải theo các giai đoạn và các chủ đề:

Các tái hiện lịch sử bắt đầu từ ngày 15/5/1955 (chỉ 2 ngày sau khi Hải Phòng được giải phóng),Bảo đảm hàng hải đã tiếp nhận từ tay người Pháp 2 ngọn hải đăng lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ đó là hải đăng Long Châu và hải đăng Hòn Dấu. Ngày ấy đã đi vào lịch sử và trở thành Ngày truyền thống của Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam.

Giai đoạn 1955 - 1964: thời kỳ vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Ngày ấy “Ty Hoa Đăng” (tức là Hoa tiêu và Hải đăng là tiền thân của Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam) các CBCNV của Ty Hoa Đăng đã phải ngay lập tức tìm tòi, học hỏi và dựa vào những người quản đăng cũ để phục hồi hệ thống đèn biển, phao và tiêu báo hiệu dẫn luồng vào cảng Hải Phòng; phương tiện đi lại chỉ bằng thuyền nan, nhưng những người công nhân đèn biển vẫn vươn lên làm chủ công việc, giúp đỡ nhau biết đọc, biết viết rồi nắm vững các kiến thức về đèn biển, về phao tiêu báo hiệu dẫn đường cho các con tàu.

Giai đoạn khốc liệt 1965 - 1975: là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, các đèn biển, cửa biển, luồng tàu đều là mục tiêu đánh phá của giặc nhằm cô lập Việt Nam với bạn bè quốc tế, đồng thời chặn đường chi viện của hậu phương lớn với chiến trường miền Nam.

Chiến tranh bước vào những tháng ngày ác liệt, khó khăn thêm chồng chất. Với quyết tâm mở luồng, thông tuyến, chống phong tỏa bằng thủy lôi của địch đảm bảo an toàn cho công tác vận tải đường biển, những người công nhân quản đăng đều trở thành những chiến sỹ. Những khẩu hiệu thể hiện ý chí kiên cường, sắt đá của người công nhân gác đèn biển như: “Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng”, hoặc “Ra đi mang nặng lời thề, thủy lôi chưa sạch chưa về quê hương”. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể, thể hiện tinh thần dũng cảm, bất khuất trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường biển. Có những người như công nhân Lê Văn Lợi đã 2 lần được tập thể làm “Lễ truy điệu sống” trước khi lái tàu đi phá thủy lôi để mở đường thông tuyến chống phong tỏa của giặc Mỹ. Ba cô gái: Huệ, Kim, Mây ở tổ trinh sát Hoàng Châu - Cát Hải đã hiên ngang dũng cảm đếm từng quả thủy lôi do quân đội Mỹ thả phong tỏa và đánh dấu chúng trên hải đồ để giao cho đồng đội đi rà phá đảm bảo thông luồng. Các phân đội rà phá thủy lôi của Ty Bảo đảm hàng hải như: Phân đội Lê Mã Lương, phân đội Quyết Thắng - đã ra quân là đánh thắng.

Hàng đêm, công nhân luồng dùng đèn pin biến mình thành “đăng tiêu sống” để dẫn luồng cho tàu tránh được thủy lôi nổ. Công nhân đảo đèn Long Châu (sống trên diện tích chưa đầy 1 km2) đã phải chiến đấu 238 trận với 5 nghìn tấn bom đạn dội xuống đảo nhưng vẫn sáng. Đảo đèn Hòn Dáu bị đánh 116 trận, đèn chính bị đánh sập, nhưng chỉ trong vòng 24 giờ ngọn đèn Hải Đăng tạm thời đã lại chớp sáng để chỉ dẫn tàu ra vào cảng Hải Phòng.

Cùng với các đơn vị bạn trong ngành Đường biển, Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam cùng nhân dân miền Bắc và cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với các cửa biển, luồng vào các cảng biển của miền Bắc; chỉ tính riêng ngành Bảo đảm an toàn hàng hải đã quan sát đánh dấu được 6.798 quả thủy lôi; Rà phá nổ 1.098 quả thủy lôi; Tháo gỡ 18 quả.

Trong cuộc chiến không cân sức đó, Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam đã có 2 liệt sỹ hy sinh trong lúc trực tiếp rà phá thủy lôi của địch, 10 liệt sỹ hy sinh trong lúc đang quan sát thủy lôi, 13 thương binh trong rà phá; 3 ca-nô bị đánh chìm, 10 tàu phá lôi bị hư hỏng.

Tiêu biểu trong thời kỳ này là “Trạm đèn biển Long Châu Anh hùng Lao động” và “Tiểu đoàn tự vệ Ty Bảo đảm hàng hải Anh hùng” đã được Nhà nước phong tặng và 18 Huân, Huy chương các loại, cùng cờ thi đua của Chính phủ, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Quân khu 3 tặng cờ Quyết thắng. Sau này, Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật công trình phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông (1967-1972) do Chủ tịch nước trao tặng cùng với một số cá nhân được tặng bằng khen.

Giai đoạn 1975 đến 1995 là giai đoạn tái thiết sau chiến tranh kết thúc. Nhiều đèn biển, trạm quản lý, nhà làm việc, các phao tiêu báo hiệu bị đánh phá, hạ tầng bị hư hại và xuống cấp nặng nề. Trong bối cảnh kinh tế bao cấp, Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, tái thiết hạ tầng lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng do bị chiến tranh tàn phá lâu dài… Đến những năm 1990, với cơ chế mới, Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam đã nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng Bảo đảm an toàn hàng hải, đầu tư xây dựng thêm nhiều đèn biển, hệ thống báo hiệu dẫn luồng. Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam đã tích cực tham gia Chương trình Biển Đông - Hải đảo theo tinh thần Chỉ thị 399/TTg ngày 05/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 06/5/1993 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển. Bảo đảm an toàn hàng hải đã tham gia khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các đèn biển ở khu vực Biển Đông - Trường Sa như: đèn biển Song Tử Tây, đèn biển Đá Tây, đèn biển Đá Lát, các đèn ở khu vực DK nhằm hỗ trợ hành hải cho các tầu thuyền trên vùng biển Trường Sa và khu vực dầu khí Vũng Tàu, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia và đảm bảo an ninh trên biển.

Ngoài việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam còn thiếu và yếu do hậu quả của nhiều năm chiến tranh và cơ chế bao cấp, Bảo đảm an toàn hàng hải còn quan tâm tới việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới đang được áp dụng trong lĩnh vực báo hiệu hàng hải. Giai đoạn này đánh dấu bước ngoặt phát triển trong quan hệ hợp tác quốc tế của Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam là trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Báo hiệu hàng hải quốc tế (IALA) và đã thiết lập mối quan hệ với nhiều tổ chức hàng hải của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chính những bước đi ban đầu này đã là tiền đề cho giai đoạn phát triển nhanh chóng và bền vững sau này.

Giai đoạn từ 1996 đến nay: Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam nhanh chóng bắt nhịp cơ chế thị trường, chuyển từ mô hình hành chính sự nghiệp sang mô hình kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu và áp dụng hiệu quả nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới. Việc ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào hoạt động được quan tâm, trở thành điểm sáng của Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam. Hệ thống đèn biển và hệ thống báo hiệu hàng hải ở những tuyến luồng lớn Hải Phòng, Hòn Gai - Cái Lân, Nghi Sơn, Đà Nẵng, Dung Quất... được áp dụng các công nghệ tiên tiến, thiết lập báo hiệu hàng hải AIS, hải đồ điện tử ENC… cùng với đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, phương tiện và đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề cho đội ngũ hoa tiêu hàng hải đã tạo “con đường xanh” cho tàu, thuyền đi lại an toàn trên mọi vùng biển của Tổ quốc, góp phần xây dựng một Việt Nam giầu, mạnh từ biển.

Sau màn kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam, Bộ Xây dựng đã công bố Quyết định số 438/QĐ-BXD ngày 18/4/2025 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.

Đ/c Nguyễn Việt Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng trao đã quyết định thành lập Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam và các quyết định liên quan đến công tác nhân sự của Tổng công ty. Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp và thành tích mà nhiều thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành bảo đảm an toàn hàng hải đạt được trong suốt chặng đường lịch sử 70 năm qua và nhắc lại sự kiện ngày 20/5/1955 (5 ngày sau khi tiếp quản),với tư cách là Hoa tiêu hàng hải Việt Nam, hai cán bộ trong đội hình tiếp quản cảng Hải Phòng là Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Y Nết cùng hai hoa tiêu tập sự là Trần Bửu Vị và Lê Văn Chút lần đầu tiên dẫn hai tàu quốc tịch Pháp là tàu Saint-Valery-en-Caux, trọng tải 10.000 DWT và tàu Le Vernon, trọng tải 8.000 DWT vào cảng Hải Phòng an toàn trước sự ngạc nhiên và sự thán phục của người Pháp.

Đồng chí Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, trong bối cảnh cả nước đang triển khai Chiến lược phát triển kinh tế biển và thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, ngành bảo đảm an toàn hàng hải đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện "Việc hợp nhất hai Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và miền Nam thành Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam là bước ngoặt thể hiện tinh thần đổi mới, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tiếp tục vươn lên trong kỷ nguyên số".

Tiếp thu ý kiến đồng chí Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đồng chí Phạm Quốc Suý, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam cho rằng, việc thành lập Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam là cột mốc khẳng định quyết tâm đổi mới, nâng cao hiệu lực - hiệu quả trong phát triển kinh tế biển, tăng cường sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại số… Đồng chí Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty nêu rõ trong giai đoạn mới Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam cần tập trung một số nhiệu vụ: “Chủ động hiện đại hóa hạ tần kỹ thuật, đầu tư đồng bộ hệ thống hỗ trợ hàng hải, tiến tới cung cấp các dịch vụ đảm bảo an toàn hàng hải trên nền tảng số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, thực hiện chuyển đối số toàn diện, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hình thành hệ thống quản lý, giám sát, điều hành thông minh; Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, triển khai mô hình quản lý, điều hành trên nền tảng số; Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị và hội nhập quốc tế sâu rộng; Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia am hiểu công nghệ, thông thạo ngoại ngữ, tác phong chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới”, đồng chí tin tưởng rằng: “với ngọn lửa yêu nghề, yêu biển đảo, yêu tổ quốc sẽ tiếp tục cháy trong tin mỗi cán bộ, người lao động của ngành Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam - hãy nâng lưu quá khứ, trân trọng hiện tại, không ngừng đổi mới sáng tạo để chinh phục các đỉnh cao mới trong tương lai… cùng nhau xây dựng khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng”.

 

Một só hình ảnh:

Bài viết liên quan

Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam: Tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng trụ sở làm việc Bảo đảm an toàn hàng hải Bắc Trung Bộ
29/05/2025
Bộ Xây Dựng tổ chức Hội nghị nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam
27/05/2025
Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam: Tập trung hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật hướng đến cung cấp các dịch vụ trên nền tảng số
10/05/2025
Giấy phép đăng ký kinh doanh của Tổng công ty BĐATHH Việt Nam
10/05/2025
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
10/05/2025
Chuyện chưa kể nghề sản xuất hải đồ
06/05/2025
Đoàn thanh niên Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc nhận Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc dẫn đầu” trong hoạt động Tháng Thanh niên năm 2025
11/04/2025
Đoàn thanh niên Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc hưởng ứng Phong trào "Ngày Chủ nhật xanh"
09/04/2025

Bài viết mới

Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực VI tổ chức Giải bóng đá năm 2017
Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực VI tổ chức Giải bóng đá năm 2017
Tổ chức kỳ thi nâng bậc cho công nhân viên Bảo đảm an toàn hàng hải Bắc Trung Bộ năm 2015.
Tổ chức kỳ thi nâng bậc cho công nhân viên Bảo đảm an toàn hàng hải Bắc Trung Bộ năm 2015.
Công bố quyết định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam về việc bổ nhiệm Phó Trưởng Văn phòng IMO Việt Nam
Công bố quyết định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam về việc bổ nhiệm Phó Trưởng Văn phòng IMO Việt Nam
Lễ nghiệm thu gói thầu số 3 phát triển phần mềm, xây dựng bản đồ nền, mua sắm thiết bị bản quyền và đào tạo chuyển giao công nghệ dự án xây dựng Hệ thống thông tin giao thông vận tải lĩnh vực hàng hải
Lễ nghiệm thu gói thầu số 3 phát triển phần mềm, xây dựng bản đồ nền, mua sắm thiết bị bản quyền và đào tạo chuyển giao công nghệ dự án xây dựng Hệ thống thông tin giao thông vận tải lĩnh vực hàng hải
Lễ công bố Quyết định nâng cấp Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa thành Văn phòng đại diện Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực VI tại Thanh Hóa và Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Văn phòng đại diện
Lễ công bố Quyết định nâng cấp Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa thành Văn phòng đại diện Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực VI tại Thanh Hóa và Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Văn phòng đại diện
Tàu hàng trọng tải 93,244 tấn cập cảng Sơn Dương – Formosa
Tàu hàng trọng tải 93,244 tấn cập cảng Sơn Dương – Formosa
Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc tham gia khóa đào tạo cán bộ quản lý báo hiệu hàng hải cấp độ 1 quốc tế
Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc tham gia khóa đào tạo cán bộ quản lý báo hiệu hàng hải cấp độ 1 quốc tế
Lễ khánh thành công bố tuyến luồng Hàng hải Kênh Cái Tráp - Hải Phòng và gắn biển
Lễ khánh thành công bố tuyến luồng Hàng hải Kênh Cái Tráp - Hải Phòng và gắn biển
Rà soát các dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu biển
Rà soát các dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu biển
Đoàn chuyên gia Văn phòng thủy đạc quốc gia Anh đến thăm và làm việc với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc
Đoàn chuyên gia Văn phòng thủy đạc quốc gia Anh đến thăm và làm việc với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc
totopGo Top

Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam

Chịu trách nghiệm nội dung: Ông Nguyễn Phúc Chính - Chức danh: Phó Tổng giám đốc

Tòa nhà Hoa Đăng số 01 Lô 11A Đường Lê Hồng Phong - Phường Đằng Hải - Quận Hải An - Hải Phòng

Điện thoại: +84-0225.3550 517

Fax: +84-0225.3550 797

Email: vms-north@vms-north.vn

SocialSocialSocialSocial
Copyright © 2025 VMSC. All Rights Reserved.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lĩnh vực hoạt động
    • Giá trị cốt lõi
    • Tầm nhìn & sứ mệnh
    • Lịch sử truyền thống
    • Sơ đồ tổ chức
  • Tin Tức
    • Bản Tin
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ
    • Báo hiệu hàng hải
    • Thủy đạc
    • Hoa tiêu hàng hải
    • Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải
    • Thông tin Khí tượng thuỷ văn
    • Dữ liệu AIS
  • Thông báo hàng hải
    • Quảng Ninh
    • Hải Phòng
    • Thái Bình
    • Nam Định
    • Thanh Hóa
    • Nghệ An
    • Hà Tĩnh
    • Quảng Bình
    • Quảng Trị
    • Thừa Thiên Huế
    • Đà Nẵng
    • Quảng Nam
    • Quảng Ngãi
    • Vùng biển khác
  • Thông tin công khai
    • Thông tin cơ bản và điều lệ
    • Báo cáo tài chính
    • Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện SXKD hàng năm
    • Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích
    • Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức
    • Kế hoạch Sản xuất kinh doanh hàng năm
    • Công khai bất thường
    • Các nội dung công khai khác
    • tPublic
  • Nội bộ
    • Văn phòng điện tử
    • Hệ thống quản lý chất lượng
    • Các quy định nội bộ
    • Hòm thư điện tử